Thật thú vị với cách trị mụn đầu đen từ củ tỏi sẽ làm mụn biến mất hoàn toàn, bí quyết để có làn da trắng đơn giản nhất, các bạn cùng thử nhé. Tỏi là gia vị trong nhà bếp nhưng lại có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm nên, lấy sạch mụn đầu đen và cũng có tác dụng làm trắng da, điều trị vết nám và những đốm da sạm màu trở nên sáng đều màu hơn. Hãy cùng trị mụn đầu đen với 2 công thức chế biến từ tỏi nhé:
1. Tỏi và muối
Các bạn dùng khoảng 2 củ tỏi bóc phần vỏ ngoài rồi giã nát, tiếp tục cho thêm khoảng 30 ml nước muối sinh lý rồi khuấy đều, để trong khoảng 10 phút thì gạn lấy phần nước cốt và cho vào lọ nhỏ cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Cách dùng:
Các bạn sử dụng 1 miếng bông gòn hoặc tăm bông để thấm dung dịch rồi chấm nhẹ lên vùng da mụn, khi bông khô thì lại tiếp tục thấm dung dịch và lặp lại 2-3 lần, để trong khoảng 10 phút thì rửa lại với nước. Có thể tỏi sẽ giữ lại mùi hắc khó chịu, các bạn chỉ cần dùng sữa rửa mặt thông thường là sẽ làm hết mùi ngay
Sau khi sử dụng thì mụn đầu đen sẽ tự động nhô lên trên bề mặt da, bây giờ có thể dùng kẹp để lấy hoặc dùng ngón tay nặn nhẹ sẽ lấy được phần nhân mụn.
Đọc thêm: Mụn trứng cá: 5 vị trí hay xuất hiện và cách điều trị
2. Tỏi và bột yến mạch
Công thức này vừa trị mụn và làm sáng da, bột yến mạch vừa có tính chất kiềm dầu nên sẽ phù hợp với các bạn có làn da nhờn, da nhạy cảm và da hỗn hợp.
– Các bạn xay nhỏ 2 nhánh nhỏ của củ tỏi rồi tiếp tục trộn thêm 2 thìa bột yến mạch, 20 ml sữa tươi.
– Sau khi rửa sạch mặt thì dùng tay xoa hỗn hợp lên vùng da có mụn và nhẹ nhàng xoa theo hình vòng tròn, khoảng 15 phút sau rửa sạch mặt.
Cách làm này có thể áp dụng 2 lần / tuần, da sẽ mịn màng hơn, không còn sự xuất hiện của mụn đầu đen và se khít lỗ chân lông.
Lưu ý:
Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh nhưng không phù hợp với làn da nhạy cảm và da khô vì có thể gây kích ứng, chỉ nên dùng 1 đến 2 lần trong 1 tuần thôi nhé.
Sau khi lấy được nhân mụn thì lỗ chân lông bị mở to, vì vậy cần phải dùng đá lạnh để lăn nhẹ trên da nhiều lần, lỗ chân lông se lại hoàn toàn.
3. Cách nặn mụn đầu đen
Mụn đầu đen hay mụn trứng cá mà nó nổi lên và già rồi là rất dễ nặn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số biện pháp khử trùng trước khi nặn mụn. Dưới đây là các bước căn bản nặn mụn đầu đen mà không để lại sẹo hay vết thâm.
Dụng cụ:
- Kim khâu mới hoặc kim tiêm loại nhỏ
- Cồn y tế 70 độ
- Bông gòn (y tế)
- Khăn giấy sạch, tốt nhất là dùng loại khăn ướt cho trẻ sơ sinh.
Quy trình nặn mụn:
- Dùng cồn y tế 70 độ để rửa sạch kim khâu hoặc kim tiêm để khử trùng dụng cụ.
- Làm ướt bông gòn bằng cồn y tế, sau đó dùng bông thấm và rửa sạch khu bị mụn, kể cả các vùng da xung quanh chỗ bị mụn.
- Khử trùng tay bằng cồn cho sạch sẽ.
- Dùng kim đã khử trùng chích nhẹ lên mặt của đầu mụn. Dùng 2 tay nhấn vào 2 bên cạnh mụn để đẩy hết nhân mụn ra ngoài. Sau khi đẩy hết nhân mụn ra ngoài thì dùng thuốc mỡ tetracylin hoặc các thuốc chuyên dụng bôi vết thương hở để bôi lên đầu mụn vừa nặn.
- Lau sạch bằng bông thấm cồn các khu vực đầu mụn và xung quanh.
- Quy trình này sẽ dễ dàng thực hiện và mụn sẽ dễ nặn hơn rất nhiều nếu bạn làm sau khi tắm nước ấm. Vì khi đó lỗ chân lông mở rộng ra nên dễ dàng đẩy nhân mụn lên.