Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo hồng cầu. Nhiều người không nắm rõ được thiếu máu nên ăn gì, làm cho bệnh tình ngày càng nặng. Mỗi nhóm thực phẩm đều mang những giá trị khác nhau đối với sức khỏe. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh thiếu máu. Kiến thức trong bài viết này cũng trả lời cho bạn nhiều câu hỏi như: thiếu máu ăn gì? Thiếu máu cơ tim ăn gì? Bị bệnh thiếu máu não nên ăn gì? Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Thiếu máu được coi là bệnh lý và nguyên nhân gây ra là do thiếu hụt hồng cầu ở mức độ cao, biểu hiện của tình trạng thiếu máu là người xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt….Thiếu máu ngoại trừ nguyên do mất máu hoặc bị bệnh tan máu, thì do quá trình ăn uống không đủ chất, không khoa học.
Table of Contents
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố không đảm bảo số lượng trên một đơn vị máu. Nguyên nhân có thể do mất máu, bệnh tan máu, hoặc snar lượng hồng cầu sản xuất ra không đủ. Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Thiếu máu nhược sắt là bệnh phổ biến nhất hiện nay.
Hemoglobin là protein đóng vai trò chủ chốt trong việc sản sinh hồng cầu. Thành phần Hemoglobin chủ yếu là sắt. Đó là lý do cơ thể người cần rất nhiều sắt. Thiếu sắt, hemoglobin sẽ không được sản xuất ra, làm cho cơ thể bị thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 29% ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều đó làm cho các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm đến câu hỏi: thiếu máu ăn gì để bổ sung sắt và tạo máu cho các bé.
Chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc tạo hồng cầu. Nó cũng là bước đệm đầu tiên cần giải quyết trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Nếu chỉ chăm chú vào các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung theo đơn của bác sỹ thì thật là sai lầm. Muốn điều trị triệt để bệnh thiếu máu, bạn nên đặt luôn câu hỏi: thiếu máu nên ăn gì để sức khỏe nhanh hồi phục.
Như đã phân tích ở bên trên, Hemoglobin là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Việc cung cấp đủ sắt và các vitamin hỗ trợ tái tạo và sản sinh Hemoglobin sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả. Nếu cơ thể hấp thu sắt kém, chúng ta cũng cần phải ăn thêm các loại thực phẩm giúp tăng cường quá trình hấp thu sắt cho cơ thể.
Sắt trong máu được chia làm hai loại: Sắt Heme và Sắt nonheme. Sắt Heme được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, hải sản, một số loại thịt trắng. Sắt Nonheme thì được tìm thấy trong các loại hạt và các thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Mặc dù cần Sắt Heme nhưng nếu nhiều Sắt Heme thì cơ thể dễ mắc bệnh tim, mạch vành, đột quỵ và một số loại ung thư. Sắt Heme được dễ dàng hấp thụ, Sắt nonheme thì khó hấp thu hơn nhưng có thể hỗ trợ cơ thể tăng hấp thu sắt nonheme bằng Vitamin C
Cơ thể người bình thường một ngày cần khoảng 150 đến 200 mg sắt. Việc ăn uống thiếu chất hoặc kiêng khem quá mức sẽ dễ dàng gây thiếu máu do không cung cấp đủ lượng sắt. Một số bệnh nền như ung thư, tan máu cũng làm cho cơ thể thiếu sắt gây ra thiếu máu.
Thiếu máu ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày bởi sắt chính là thành phần quan trọng sản sinh hồng cầu.
Thiếu máu ăn gì?
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thiếu máu thì nên bổ xung ngay 5 loại thực phẩm chống thiếu máu, tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
Ngũ cốc
Nhóm thực phẩm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc thô như bột đậu đỏ, yến mạch, gạo lứt, lúa mì rất giàu chất sắt. Tuy nhiên có thể 1 số loại ngũ cốc lại chứa chất gây ức chế sắt – axit phytic, chất này sẽ biến mất trong quá trình lên men. Vì thế các bạn nên ăn bánh mì làm từ ngũ cốc thay vì gạo trắng vì trong quá trình lên men làm bánh mì đã loại bỏ được hàm lượng chất này.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chính là dòng ngũ cốc dinh dưỡng rất tốt, bột yến mạch giàu chất sắt và vitamin nhóm B, tốt cho hệ thần kinh. Vì vậy các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn món ăn chế biến từ bột yến mạch thường xuyên hàng ngày, tốt cho người già và trẻ em. Thông thường 1 cốc bột yến mạch hoặc 1 bát cháo yến mạch đã cung cấp đủ 55% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Thịt đỏ
Các loại thịt động vật có màu đỏ chứa rất nhiều sắt heme, loại sắt này dễ dàng hấp thu vào cơ thể hơn so với các loại thuốc bổ xung sắt. Ngoài ra trong gan động vật cũng giàu chất sắt và vitamin B12, 1 lát gan bò đã chứa đủ 200% lượng sắt cần cho cơ thể mỗi ngày.
Rau bina
Một loại rau dinh dưỡng chứa hàm lượng lớn chất sắt và vitamin A, B9, C và E, canxi, beta-carotene và vitamin C. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì các bạn nên ăn thêm các nhóm thực phẩm giàu vitamin C hoặc uống bổ xung để có thể hấp thụ lượng sắt tối đa có trong rau chân vịt.
Cà chua
Trái cà chua có chứa sắt và hàm lượng lớn vitamin C, ăn cà chua kèm theo các món ăn giàu chất sắt khác là rất tốt bởi lượng vitamin C này sẽ hỗ trợ tốt nhất để cơ thể hấp thu sắt. Cà chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe và còn làm đẹp da, các chị em chú nên ăn cà chua hàng ngày để có làn da mịn màng, trắng sáng tự nhiên nhé.
Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Thiếu máu cơ tim là hiện tượng máu không cung cấp đủ cho một phần hoặc toàn bộ mạng lưới mạch máu bao quanh tim. Bệnh thiếu máu cơ tim gây hiện tượng thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ tim và gâynên các cơn đau thắt ngực. Nếu tình trạng này kéo dài hay xảy ra liên tục, vùng tim phía sau sẽ bị hoại tử, là nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim. Các hướng dẫn dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc thiếu máu cơ tim nên ăn gì để cung cấp đủ máu cho mạng lưới mạch máu bao quanh tim.
Các loại thức ăn tốt cho người thiếu máu cơ tim
- Các loại rau xanh và trái cây tươi: giàu chất xơ, vitamin tự nhiên và khoáng chất. Tốt nhất là dùng trái cây hữu cơ hoặc loại có nguồn gốc rõ ràng.
- Thịt trắng, đậu các loại và cá, nhất là cá biển: cung cấp đạm an toàn với tim mạch. Cá giàu omega – 3, bảo vệ mạch máu, giảm mỡ máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt: Cung cấp chất xơ, các loại vitamin nhóm B.
- Ăn nhạt, hạn chế đường, nhất là đường hóa học: Tốt cho huyết áp và đường máu. Nên thay thế các loại đường hóa học bằng đường phèn hoặc hạn chế tối đa ăn đường.
4 nhóm thực phẩm người bị thiếu máu cơ tim nên tránh xa
- Thịt động vật 4 chân, hay còn gọi là thịt đỏ.
- Tinh bột tinh chế
- Nước giải khát và các loại nước hóa học khác
- Thực phẩm giàu vitamin K.
Bệnh thiếu máu não nên ăn gì?
Các loại thực phẩm giúp tăng lưu thông tuần hoàn não.
Các thực phẩm giàu đạm, sắt
Thịt bò: nhiều đạm, vitamin nhóm B, nhất là B12. Hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch
Cá hồi: Nhiều Omega các loại, kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D… Đặc biệt tốt cho lưu thông tuần hoàn não.
Hải sản: chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12. Cung cấp các axit amin giúp sản sinh hồng cầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Lòng đỏ trứng gà: có chứa rất nhiều đạm sinh học, canxi, sắt, photpho. Lòng đỏ trứng gà cũng chứa nhiều loại vitamin hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu và tạo máu.
Thực phẩm nhiều sắt và vitamin
Rau chân vịt (còn có tên gọi khác là rau bó xôi): Đây là loại rau được mệnh danh là nữ hoàng rau vì có nhiều sắt, vitamin B12 và axit folic.
Bông cải xanh: Chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin C, A và Magie.
Rau cần tây: Cung cấp kẽm, sắt, axit amin và các loại vitamin khác hỗ trợ tuần hoàn máu.
Bí ngô: còn gọi là bí đỏ. Bí đỏ chứa nhiều Vitamin C, canxi, Carotene, protein, sắt, kẽm….
Cà rốt: Nhiều beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic, kali, sắt, canxi, magie, photpho. Giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu.
Lựu: Chứa rất nhiều sắt, canxi, magie, vitamin C … Giúp chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, hỗ trợ quá trình tạo máu.
Dâu tây và quả mâm xôi: Chứa nhiều Vitamin B9 (còn gọi là Folate), Cacbohydrate, kẽm, chất xơ và vitamin C. Hỗ trợ chống oxy hóa cao, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
Nho đen khô: Rất giàu Vitamin C, sắt. Giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, làm tăng Hemoglobin tạo máu.
Quả mận: Rất giàu chất xơ, magie, sắt. Mận cũng chứa nhiều Vitamin E, A.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Khác với những người bị thiếu máu do sắt, hay thiếu máu cơ tim, những bà bầu thiếu máu thì lại do nguyên nhân khác. Do đó cũng cần có chế độ ăn uống khác, không thể áp dụng như các bệnh nhân thiếu máu do sắt hay thiếu máu cơ tim được. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu bị thiếu máu:
- Thịt bò: nên sử dụng thịt bò tươi, thăn bò để bổ sung sắt và hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu.
- Bí đỏ: rất giàu Vitamin C, canxi, Carotene, protein, sắt, kẽm….
- Hạt các loại: Cung cấp chất xơ, Vitamin và khoáng chất các loại: óc chó, macca, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều,…
- Cả bó xôi: Cung cấp sắt, vitamin B12 và axit folic.
- Gan heo, gan gà: Cung cấp lượng sắt lớn tuy nhiên cần ăn vừa đủ và sơ chế cẩn thận.
- Hải sản: Hàu chứa nhiều sắt mà cơ thể người dễ hấp thu. Các loại hải sản có vỏ khác cũng tốt để cung cấp canxi và khoáng chất tạo máu.
- Cá hồi: Bổ sung lượng lớn sắt và Omega 3
- Ức gà: Mặc dù nó là thịt trắng và không ngon như đùi nhưng lại là nơi chứa nhiều sắt nhất.
- Các loại Trứng gia cầm: Cung cấp sắt và protein động vật dễ hấp thu, vitamin A,D,K và các vitamin B
- Nho: chống oxy hóa, loại bỏ axit uric, giảm đường máu, chống bức xạ có hại, căng da nhờ có nhiều axit béo.
- Mận: Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, sorbitol, kiểm soát đường máu hiệu quả.
- Táo: giảm mỡ máu hiệu quả, bảo vệ tế bào não, hỗ trợ miễn dịch do chứa nhiều Vitamin C.
Hy vọng với 5 nhóm thức ăn tốt cho sức khỏe cùng những thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về bệnh thiếu máu. Giờ thì không cần phải băn khoăn thiếu máu ăn gì nữa bạn nhé.
Các thông tin và gợi ý thực phẩm trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên và chỉ định của bác sỹ. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chỉ số máu và cách đọc các chỉ số trong bảng công thức máu tại đây.