Dù bạn tạo Theme hay Plugin, bạn đều cần sử dụng đến các hàm mặc định của WordPress. Tất nhiên, bạn có thể viết hàm cho riêng bạn, nhưng sao lại không sử dụng các hàm có sẵn trong WordPress mà phải khổ sở và làm cho web load nặng thêm? Dưới đây là 33 hàm trong WordPress hay được sử dụng nhất trong quá trình làm Theme hay Plugins.
Với các bạn quá chuyên nghiệp rồi thì không nói làm gì, nhưng với những bạn mới làm quen với WordPress, đây sẽ là danh sách lý tưởng để các bạn làm quen với việc chỉnh sửa Theme, thêm chức năng, tập tành viết
Plugins cho WordPress.
Ok, chúng ta bắt đầu với danh sách các Functions thông dụng nhất trong WordPress nhé:
Table of Contents
- 1 bloginfo()
- 2 wp_title()
- 3 wp_head() và wp_footer()
- 4 get_header()
- 5 get_sidebar()
- 6 get_terms
- 7 get_footer()
- 8 get_template_part()
- 9 get_search_form()
- 10 single_cat_title() và single_tag_title()
- 11 the_search_query()
- 12 is_home()
- 13 is_single()
- 14 is_page()
- 15 is_category()
- 16 in_category()
- 17 is_tag()
- 18 has_tag()
- 19 is_author()
- 20 get_posts()
- 21 new WP_Query()
- 22 have_posts()
- 23 the_post()
- 24 the_title()
- 25 the_content()
- 26 the_excerpt()
- 27 the_permalink()
- 28 the_author()
- 29 get_the_date()
- 30 the_category()
- 31 has_post_thumbnail()
- 32 the_post_thumbnail()
- 33 comments_template()
bloginfo()
Hàm này hiển thị thông tin chung về website của bạn như Tiêu đề, Tagline, Home Url. Nó cũng có thể lấy thông tin về theme hoặc thư mục stylesheet.
Hàm bloginfo() được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm theme cho WordPress.
Cách sử dụng hàm bloginfo():
<?php bloginfo( $show ); ?>
Trong đó $show
là loại thông tin bạn muốn hiển thị. Một số các thông tin cơ bản hay được dùng là:
“name” – Hiển thị Tiêu đề trang web được định nghĩa ở trong mục Settings -> General.
“description” – Hiển thị tagline được định nghĩa trong Settings -> General.
“url” – Hiển thị địa chỉ trang web (URL) được định nghĩa ở trong Settings -> General.
“template_directory” – Hiển thị đường dẫn tới thư mục theme đang được sử dụng.
Mặc định, nếu không khai báo biến $show
thì nó sẽ hiểu là “name”.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn sử dụng các hàm esc_html_e(), esc_html__(), esc_html() trong WordPress
Một số ví dụ
<?php bloginfo("name"); ?>
Hiển thị tiêu đề của trang web, ví dụ: Huy Hoa Website.
<?php bloginfo("description"); ?>
Hiển thị tagline của trang web. Mặc định tagline của wordpress nó để là: Just another WordPress site.
<a href=”<?php bloginfo("url"); ?>”>Go to frontpage</a>
Tạo một liên hết dẫn tới trang chủ website của bạn với anchor text là: Go to frontpage.
<img src=”<?php bloginfo("template_directory"); ?>/images/header.jpg” />
Hiển thị file ảnh header.jpg ở trong thư mục theme hiện tại bạn đang dùng.
wp_title()
Hàm này dùng để hiển thị Title của trang hiện tại đang xem.
wp_title() thường được sử dụng ở trong header của page (header.php).
Một số ví dụ về cách sử dụng hàm wp_title():
<?php wp_title( $sep, $display, $seplocation ); ?>
$sep (string) là dấu phân cách (ví dụ như -, | …), thường để phân cách giữa tiêu đề của cả website và trang đang xem. Mặc định là (»)
$display (boolean) xác định bạn muốn hiển thị chỉ tiêu đề chỉ chữ (TRUE) hoặc là lấy nguyên xi giá trị trong dữ liệu ra (FALSE). Mặc định là TRUE.
$seplocation Xác định dấu phân cách ở phí trước (trái) hay là sau (phải) của tiêu đề.
Ví dụ cụ thể như sau:
<title><?php wp_title(); ?></title>
Kết quả hiển thị như sau:
» Your post title
<title><?php wp_title("«", true, "right"); ?> <?php bloginfo("name"); ?></title>
Kết quả sẽ hiển thị là
Your blog name «
wp_head và wp_footer are action hooks triggered by wp_head() and wp_footer() functions accordingly.
wp_head() được sử dụng trong thẻcòn wp_footer() thì được gọi trước khi đóng thẻ body. Đúng như tên gọi, nó có tác dụng và chức năng đúng với vị trí của nó được gọi và đặt. Nếu bạn là một Developer chuyên nghiệp, chắc bạn chẳng lạ gì hai hàm này và cách sử dụng chúng với add_action.Hầu hết các Plugins đều phải sử dụng những “hooks” này để có thể hoạt động ổn trong giao diện (theme).
Hai hàm wp_head() và wp_footer() là bắt buộc phải có trong bất kỳ một giao diện nào, thường thì wp_head() sẽ nằm trong file header.php còn wp_footer() sẽ nằm trong file footer.php.
Hai hàm này không cần bất cứ tham số gì truyền vào cả nhé.
Có thể bạn quan tâm: Danh sách các Plugins dùng để thống kê truy cập website WordPress
get_header()
Hàm này thường được chèn trong file header.php và được sử dụng trong theme.
Cách sử dụng cũng khá đơn giản như sau:
<?php get_header( $name ); ?>
$name là tên của file header của bạn trong trường hợp bạn có nhiều file header với nhiều title khác nhau. Ví dụ header-product.php, header-blog.php. Để gọi các header này bạn phải khai báo nó, ví dụ:
<?php get_header( "product" ); ?>
Hoặc
<?php get_header( "blog" ); ?>
get_header() thường được sử dụng trong giao diện trang chủ (homepage) hoặc các trang dạng page templates, ví dụ như 404.php, index.php, single.php, category.php, page.php, tag.php, search.php, archive.php.
Hàm này nằm trong file sidebar.php để chèn vào giao diện. Cũng giống như hàm get_header() nó cần có giá trị cho biến $name:
Cách sử dụng:
<?php get_sidebar( $name ); ?>
Ví dụ:
<?php get_header( "product" ); ?>
Cái này sẽ lấy sidebar-product.php để chèn vào giao diện.
get_terms
Hàm get_terms trả về một terms hoặc một danh sách các taxonomies. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm get_terms này ở bài viết Các functions liên quan đến terms trong WordPress
get_footer() là hàm giống như get_header() và get_sidebar(). Nó được chèn trong file footer.php để tạo giao diện cho trang web.
Cách sử dụng:
<?php get_footer( $name ); ?>
Ví dụ:
<?php get_footer( "product" ); ?>
Cái này sẽ chèn file footer-thistitle.php vào trong giao diện.
get_template_part()
Hàm get_template_part() sẽ load nội dung của file được định nghĩa nằm ở thư mục root của theme.
Cách dùng:
<?php get_template_part( $slug ); ?> <?php get_template_part( $slug, $name ); ?>
Ví dụ ta có một theme tên là huyhoa nằm trong wp-content/themes/huyhoa
.
Trong thư mục này nếu ta có một file tours.php mà muốn load thì ta chỉ cần dùng hàm get_template_part() để load nó. Ví dụ:
<?php get_template_part( 'tours' ); ?>
Sẽ load file tours.php nằm ở wp-content/themes/huyhoa/tours.php
Nếu ta khai báo tiếp tham số $name thì nó sẽ lấy tiếp block. Ví dụ:
<?php get_template_part( 'tours', 'vietnam' ); ?>
Sẽ load file tours-vietnam.php nằm ở wp-content/themes/huyhoa/tours-vietnam.php
get_search_form()
Nếu bạn cần hiển thị một form search cho website của bạn thì hàm get_search_form() chính là thứ bạn cần. Bạn chỉ cần một hàm get_search_form() để hiển thị form tìm kiếm trên website. Hàm này sẽ lấy toàn bộ form được định nghĩa và viết trong file searchform.php để hiển thị.
Cách sử dụng:
<?php get_search_form($echo); ?>
Tham số $echo ở trong hàm get_search_form() là giá trị đúng / sai và nó không bắt buộc. Mặc định nó định giá là true. Nếu giá trị là False, nó sẽ hiện ra một chuỗi chứ không phải hiển thị form tìm kiếm.
single_cat_title() và single_tag_title()
Hai hàm này trả về tiêu đề của một category hoặc tiêu đề của một tag nào đó. Cách sử dụng như sau:
<?php single_cat_title( $prefix, $display ); ?> <?php single_tag_title( $prefix, $display ); ?>
$prefix là chuỗi hiển thị phía trước của title.
$display giá trị đúng sai. Nếu là true thì tiêu đề được hiển thị ra, Nếu nó là False thì tiêu đề sẽ được hiển thị dưới dạng string.
Ví dụ:
<?php single_cat_title("Bạn đang xem chủ đề: "); ?>. <?php single_tag_title("Bạn đang xem thẻ: "); ?>.
Hiển thị ra ngoài sẽ là:
Bạn đang xem chủ đề: [Làm Đẹp] Bạn đang xem thẻ: [Tag name]
the_search_query()
Hàm the_search_query() hoạt động tương đối giống với hàm single_cat_title và hàm single_tag_title. Thay vì hiển thị giá trị của category hay thẻ (tag) thì nó sẽ hiển thị từ khóa tìm kiếm nếu hành động tìm kiếm được thực hiện. Hàm này thường được sử dụng trong file search.php
.
Ví dụ:
Bạn đang tìm các bài viết có chứa từ khóa “<?php the_search_query() ?>”.
Một số hàm khác trả về giá trị đúng sai
is_home()
Hàm này dùng để xác định xem trang đang xem có phải trang chủ không? Giá trị trả về của nó là đúng hoặc sai.
Hàm is_home() không cần bất kỳ tham số nào truyền vào.
Ví dụ:
<?php if (is_home()) { echo "Đây là trang chủ"; } else { echo "Đây KHÔNG phải trang chủ"; }
is_single()
Kiểm tra xem trang đang xem có phải bài viết hoặc một bài viết đơn lẻ (single post) hay không. Giá trị trả về cũng là đúng hoặc sai.
Cách sử dụng:
<?php is_single($post); ?>
$post có thể là ID của bài viết, post slug, hoặc tiêu đề bài viết.
<?php is_single(); ?>
Giá trị trả về sẽ là đúng nếu trang đang xem là bài viết cụ thể (single post).
<?php is_single(1); ?>
Trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là bài viết có ID là 1.
<?php is_single("TOP 5 LOẠI SỮA RỬA MẶT HÀN QUỐC DỊU NHẸ TỐT NHẤT"); ?>
Sẽ trả về giá trị là đúng nếu trang đang xem là bài viết có tiêu đề "TOP 5 LOẠI SỮA RỬA MẶT HÀN QUỐC DỊU NHẸ TỐT NHẤT"
Với ví dụ về post slug sau đây:
<?php is_single("sua-rua-mat-han-quoc-tot-nhat"); ?>
Nếu bạn đang xem trang này https://huyhoa.net/sua-rua-mat-han-quoc-tot-nhat/
thì hàm bên trên nó sẽ trả về kết quả là đúng
Hàm is_single cũng có thể kết hợp nhiều giá trị để so sánh. Để làm điều này, bạn chỉ việc cho các giá trị cần so sánh vào một mảng (array):
<?php is_single(array("TOP 5 LOẠI SỮA RỬA MẶT HÀN QUỐC DỊU NHẸ TỐT NHẤT", 1, "sua-rua-mat-han-quoc-tot-nhat")); ?>
is_page()
Hàm is_page() xác định xem trang đang xem có phải là page hay không? Giá trị trả về cũng là đúng hoặc sai.
Vì wordpress mặc định có các post type là page và post, ngoài ra các bạn hoàn toàn có thể thêm các post type khác nên có thể có nhiều post type khác nhau. Hàm is_page sẽ dùng để xác minh xem trang đang xem có phải là 1 page (post type: page) hay không.
Cách sử dụng
<?php is_page($page); ?>
Giống như is_single(), tham số $page có thể là Page ID, page title, page slug.
Ví dụ:
<?php is_page(); ?>
Giá trị trả về sẽ là đúng nếu trang đang xem là 1 page.
<?php is_page(1); ?>
Ở ví dụ bên trên, giá trị trả về sẽ là đúng nếu trang đang xem là page có id là 1.
Một ví dụ khác xác định Page dựa vào tiêu đề:
<?php is_page("10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất"); ?>
Sẽ trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là page có title là 10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất.
<?php is_page("plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress"); ?>
Sẽ trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là page có slug (alias) là plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress.
Hàm is_page cũng có thể kết hợp nhiều giá trị để so sánh, ví dụ như sau:
<?php is_page(array("plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress", 1, "10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất")); ?>
Sẽ trả về giá trị là đúng nếu trang đang xem đáp ứng chỉ 1 trong 3 điều kiện trên.
Sự khác biệt giữa hàm is_page và is_single
Một ví dụ cụ thể, ở trên Huy Hòa Website có một bài viết (post) 10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất với slug là plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress, tiêu đề là: 10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất.
Lúc này, nếu sử dụng is_page(“10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất”) hoặc is_page(“plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress”) sẽ đều trả về giá trị SAI (FALSE).
Nhưng nếu sử dụng is_single(“10 Plugin Thống Kê Truy Cập WordPress tốt nhất”) hoặc is_single(“plugin-thong-ke-truy-cap-wordpress”) nó sẽ trả về giá trị ĐÚNG (TRUE)
Ví dụ thế để các bạn thấy sự khác biệt giữa hàm is_page và is_single
is_category()
Kiểm tra xem có phải là category hay không? Giá trị trả về giá trị đúng hoặc sai.
Cách sử dụng:
<?php is_category( $category ); ?>
$category có thể là category ID, category title hoặc category slug.
<?php is_category(); ?>
Trả về giá trị là đúng nếu trang đang xem là trang hiển thị của category (các bài viết trong 1 thư mục/ chuyên mục nào đó).
<?php is_category(1); ?>
Trả về giá trị đúng nếu category ID là 1.
<?php is_category("Làm Đẹp"); ?>
Trả về giá trị đúng nếu đang xem là chuyên mục làm đẹp.
<?php is_category("lam-dep"); ?>
Trả về giá trị đúng nếu đang xem là category có slug là lam-dep.
Cũng giống các hàm xác định is_page() hay is_single(), hàm is_category cũng có thể kết hợp nhiều giá trị so sánh:
<?php is_category(array("Làm Đẹp", 1, "lam-dep")); ?>
in_category()
Hàm này kiểm tra nếu 1 bài viết nào đó có thuộc chuyên mục (category) nào đó không. Giá trị trả về của hàm in_category() cũng là đúng hoặc sai.
<?php in_category( $category, $_post ) ?>
$category là một hoặc nhiều giá trị để xác định chuyên mục (category). Nó có thể là category ID, category title hoặc category slug. Chúng ta cũng có thể kết hợp các giá trị lại trong một mảng (array()).
$_post là bài viết ta cần check. Cụ thể là ID của bài viết.
Ví dụ:
<?php if (in_category("lam-dep")) { // Nếu đúng trong chuyên mục làm đẹp thì hiện quảng cáo của bên Spa nào đó chẳng hạn } elseif (in_category(array(11, "Du Lịch", "travel"))) { //Nếu là du lịch thì hiện quảng cáo của công ty du lịch việt nam chẳng hạn } else { //Nếu không phải cả 2 cái trên thì làm gì? } ?>
is_tag()
Hàm is_tag() khá giống với hàm is_category() bên trên. Nó kiểm tra xem trang đang xem có phải là trang tổng hợp các bài viết có cùng tag nào đó không. Hàm này cũng trả về kết quả là đúng hay sai.
<?php is_tag( $tag ); ?>
$tag có thể là Tag ID, Tag title hoặc Tag slug. Nó cũng có thể là một mảng với các giá trị Tag IDs, Tag titles và Tag slugs nếu chúng ta muốn kiểm tra nhiều tag.
<?php is_tag(); ?>
Trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là trang hiển thị bài viết theo tag.
<?php is_tag(1); ?>
Trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là trang hiển thị các bài viết của thẻ (tag) có ID là 1.
<?php is_tag("Cảnh Đẹp Việt Nam"); ?>
Trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là trang hiển thị các bài viết của thẻ (tag) có title là “Cảnh Đẹp Việt Nam”.
<?php is_tag("canh-dep-viet-nam"); ?>
Trả về giá trị đúng nếu trang đang xem là trang hiển thị các bài viết của thẻ (tag) có slug là “canh-dep-viet-nam”.
Giống các hàm is_category() hay is_single() bên trên, hàm is_tag() cũng có thể nhận nhiều giá trị để so sánh, ví dụ:
<?php is_tag(array("canh-dep-viet-nam", 111, "Cảnh Đẹp Việt Nam")); ?>
has_tag()
Hàm has_tag() cũng có chức năng khá giống như hàm in_category(). Nó kiểm tra xem bài viết nào đó có dùng thẻ (tag) cụ thể nào đó không. Giá trị trả về cũng là đúng hoặc sai.
Cách dùng:
<?php has_tag( $tag, $_post ) ?>
$tag là tham số chứa một hoặc nhiều thẻ (tag). Nó có thể là tag ID, tag title hoặc tag slug. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể dùng mảng (array()) để kiểm tra nhiều giá trị.
$_post là bài viết ta muốn kiểm tra xem có chứa tag nào đó không. Giá trị ở đây là Post ID.
<?php if (has_tag("seo-onpage")) { //Kiểm tra xem bài viết có chứa tag Seo Onpage (với slug là seo-onpage) hay không? Nếu có thì làm gì ở đây? } elseif (has_tag(array(1, "SEO Offpage"))) { //Kiểm tra xem bài viết có thẻ Seo Offpage hoặc tag id là 1 hay không } else { //Nếu cả hai điều kiện bên trên đều trả về giá trị là False thì sẽ thực hiện điều này. } ?>
is_author() là hàm có chức năng tương tự như hàm is_category() hoặc hàm is_tag(). Nó kiểm tra xem tác giả của bài viết có phải là tác giả nào đó không. Giá trị trả về là đúng hoặc sai.
Cách dùng:
<?php is_author($author); ?>
$author là ID của tác giả hoặc là tên hoặc nickname hoặc username. Nó cũng có thể là một mảng chứa ID của tác giả, Tên hiển thị hoặc là username.
<?php is_author(); ?>
Giá trị trả về là đúng hoặc sai.
<?php is_author(1); ?>
Giá trị trả về là đúng nếu ID của tác giả là 1, sai nếu ID của tác giả không phải là 1.
<?php is_author("Huy Hoa"); ?>
Giá trị trả về nếu tên tác giả là Huy Hoa.
<?php is_author("huy-hoa"); ?>
Giá trị trả về là đúng nếu nicename của tác giả đúng là huy-hoa.
Bạn cũng có thể kết hợp nhiều giá trị vào một mảng để kiểm tra:
<?php is_author(array(1, "Huy Hoa", "huy-hoa")); ?>
Tiếp theo là các hàm liên quan tới WP_Query() và lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
get_posts()
Hàm này lấy dữ liệu là danh sách các bài viết thỏa mãn một điều kiện nào đó.
Cách sử dụng:
<?php $posts_array = get_posts( $args ); ?>
Trong đó $args
là các tham số của điều kiện mà chúng ta muốn khoanh vùng. Giá trị mặc định của các tham số truyền trong $args
là:
<?php $args = array( "posts_per_page" => 5, "offset" => 0, "category" => '', "orderby" => "post_date", "order" => "DESC", "include" => '', "exclude" => '', "meta_key" => '', "meta_value" => '', "post_type" => "post", "post_mime_type" => '', "post_parent" => '', "post_status" => "publish", "suppress_filters" => true ); ?>
Đây là một hàm tương đối phức tạp. Mình có viết riêng một bài hướng dẫn về cách lấy dữ liệu bài viết dùng hàm get_posts(). Các bạn đọc thêm để hiểu rõ hàm này nhé.
new WP_Query()
wp_query() là một cách khác để lấy dữ liệu danh sách bài viết. Đây cũng là một hàm mới, và xu hướng hiện nay đa số dùng cách này để query dữ liệu bài viết. Mỗi cách có một ưu nhược điểm riêng. Khi nào rảnh mình sẽ viết bài viết riêng hướng dẫn sử dụng hàm này.
have_posts()
Hàm này kiểm tra xem nếu có bất kỳ bài viết nào tồn tại trong câu lệnh query hiện tại không. Kết quả trả về là có hoặc không (true / false).
Thường thì nó dùng sau khi query danh sách bài viết, trước khi muốn hiển thị danh sách bài viết ra thì ta dùng have_posts() để kiểm tra xem cái câu query của mình có trả về kết quả nào không.
Cách dùng:
<?php have_posts(); ?>
Hàm này không có bất cứ tham số nào truyền vào cả.
Ví dụ:
<?php while ( have_posts() ): the_post(); // hiện danh sách bài viết ra đây chẳng hạn endwhile; ?>
the_post()
Hàm này đơn giản chỉ để bắt đầu một vòng lặp trong WordPress. Ví dụ như khi dùng have_posts() mà trả về dữ liệu có danh sách bài viết thì the_post() nó bắt đầu khởi đầu cho vòng lặp để hiển thị danh sách bài viết. Nó sẽ chuẩn bị dữ liệu của vòng lặp và các thứ cần thiết để hiển thị ra.
<?php the_post(); ?>
Hàm này không chấp nhận bất cứ tham số nào truyền vào.
Ví dụ:
<?php while ( have_posts() ) : the_post(); // hiện danh sách bài viết endwhile; ?>
Một số hàm có thể sử dụng ở trong vòng lặp của WordPress:
the_title()
Hàm này dùng để hiển thị tiêu đề của bài viết hiện tại.
Cách dùng:
<?php the_title( $before, $after, $echo ); ?>
$before là những gì sẽ hiển thị phía trước Tiêu đề bài viết đó.
$after là những gì sẽ hiển thị phía sau Tiêu đề bài viết đó.
$echo là giá trị cho phép có hoặc không (True or False). Nếu True thì nó sẽ hiển thị luôn cái title đó (mình không cần dùng echo the_title()). Còn nếu là false thì nó sẽ trả về giá trị string, muốn hiển thị nó ra thì mình lại phải echo nó ra.
Ví dụ:
<?php the_title(); ?>
Sẽ hiển thị tiêu đề bài viết hiện tại. Ví dụ: “33 hàm trong wordpres hay sử dụng nhất”
Một ví dụ khác:
<?php the_title("Tiêu đề bài viết là: "); ?>
Sẽ hiển thị ra ngoài là:
Tiêu đề bài viết là: 33 hàm trong wordpres hay sử dụng nhất.
Các tham số $before và $after có thể nhận giá trị là html, ví dụ:
<?php the_title("<h2>", "</h2>"); ?>
Ví dụ bên trên sẽ trả ra trình duyệt một đoạn html như này:
<h2>33 hàm trong wordpres hay sử dụng nhất</h2>
the_content()
Hàm the_content() dùng để hiển thị toàn bộ nội dung của bài viết.
Cách dùng:
<?php the_content( $more_link_text, $stripteaser ); ?>
$more_link_text là một chuỗi dùng để hiển thị nếu bài viết được phân tách bởi thẻ <!–more–>. Nếu có thẻ đó bài viết sẽ bị ngắt đúng chỗ có thẻ đó, và được thêm một link tới bài chi tiết được gọi là đọc thêm.
$stripteaser xác định có hay không hiển thị phần đọc thêm.
the_excerpt()
Hàm này dùng để lấy phần giới thiệu chung về bài viết, nó chính là intro text của bài viết. Đây thường là đoạn đầu tiên giới thiệu chung về nội dung của bài viết đó.
Cách dùng:
<?php the_excerpt(); ?>
Hàm này sẽ hiển thị phần nội dung giới thiệu về bài viết nếu nó được viết ở trong phần Excerpt của bài viết. Nếu không có thì mặc định nó sẽ lấy phần đầu tiên của bài viết và được phân cách với nội dung toàn bài viết bởi dấu […] Hàm này không cần bất cứ tham số nào truyền vào.
the_permalink()
Hàm này hiển thị đường dẫn của bài viết hiện tại.
Cách dùng:
<?php the_permalink(); ?>
Hàm the_permalink() cũng không cần bất kỳ tham số nào truyền vào.
Ví dụ:
<a href="<?php the_permalink(); ?>"><?php the_title(); ?></a>
Ví dụ bên trên sẽ hiển thị một liên kết tới bài viết với anchor text là tiêu đề của bài viết.
Hàm the_author() hiển thị tác giả của bài viết hiện tại.
Cách dùng:
<?php the_author($post_id); ?>
Trong đó $post_id là ID của bài viết cần lấy tác giả.
Ví dụ:
Bài viết này được viết bởi <?php the_author(); ?>.
get_the_date()
Hàm get_the_date() trả về thời gian bài viết được publish.
Cách dùng:
<?php echo get_the_date( $d ); ?>
$d
là một định dạng ngày trong PHP (string).
Ví dụ:
Bài viết này được xuất bản vào lúc <?php echo get_the_date(); ?>.
the_category()
Hàm này trả về danh sách các chủ đề (category) mà bài viết được gán vào.
Cách dùng:
<?php the_category( $separator, $parents, $post_id ); ?>
$separator là dấu hiệu phân cách giữa các category (nếu bài viết được gán với nhiều category).
$parents Xác định cách thức mà mối quan hệ giữa category cha và category con sẽ hiển thị.
“multiple” – Hiển thị và liên kết tới cả category cha và category con.
“single” – hiển thị chỉ category con.
$post_id là ID của bài viết muốn lấy thông tin.
Ví dụ:
Categories: <?php the_category(" "); ?>
Ví dụ bên trên sẽ hiển thị tất cả các category của bài viết hiện tại, cách nhau bởi một khoảng trắng.
has_post_thumbnail()
Đây là hàm xác định có hoặc không. Xem bài viết hiện tại có ảnh đại diện được đưa lên mục “featured images” hay không. Giá trị trả về là có hoặc không.
Cách dùng:
<?php has_post_thumbnail( $post_id ); ?>
$post_id là ID của bài viết muốn kiểm tra xem có “featured image” hay không.
Ví dụ:
<?php if (has_post_thumbnail()) { // hiển thị ảnh đại diện } ?>
the_post_thumbnail()
Hàm này hiển thị ảnh đại diện của bài viết được đăng trong phần “featured image”.
<?php the_post_thumbnail( $size, $attr ); ?>
$size là kích cỡ của ảnh đại diện “featured image” bạn muốn hiển thị. Các giá trị mặc định về kích cỡ này có sẵn trong WordPress bao gồm: thumbnail, thumb, medium, large, full, hoặc kích cỡ tùy chỉnh được định nghĩa trong file functions.php sử dụng hàm using add_image_size().
$attr là một mảng chứa nhiều định nghĩa giá trị truyền vào.
Cách dùng:
<?php $default_attr = array( "src" => $src, "class" => “attachment-$size”, "alt" => trim(strip_tags( $wp_postmeta->_wp_attachment_image_alt )), ); ?>
Ví dụ, sử dụng cả has_post_thumbnail() và the_post_thumbnail() bên trong vòng lặp của WordPress:
<?php the_title(); ?> <?php echo get_the_date(); if ( has_post_thumbnail() ) { the_post_thumbnail(); } the_content(); ?>
comments_template()
Hàm này lấy và hiển thị giao diện phần Nhận Xét (Comments). Hàm này phải đặt ngoài vòng lặp của bài viết phía bên trên.
Cách dùng:
<?php comments_template( $file, $separate_comments ); ?>
$file xác định file giao diện comments sẽ lấy để hiển thị, ví dụ bạn có nhiều post type, mỗi post type bạn muốn hiển thị một mẫu comments khác nhau. Chẳng hạn như comments-books.php
, comments-tours.php
, comments-hotels.php
. Nếu để mặc định không truyền tham số $file thì nó sẽ lấy giao diện ở file comments.php
.
$separate_comments xác định có hay không phân chia comments theo comment type.
Ví dụ:
<?php while ( have_posts() ) : the_post(); ?> <?php the_title(); ?> <?php the_content(); endwhile; comments_template(); ?>
Trên đây là danh sách 33 hàm trong WordPress hay được sử dụng nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách hoạt động cũng như xây dựng một giao diện, plugins cho WordPress.
Để tìm hiểu thêm về các hàm khác, ghé thăm trang dev của wordpress tại: https://developer.wordpress.org/