Huy Hòa
  • Home
  • Lập trình
    • WordPress
    • Joomla
    • Marketing
    • Seo Web
    • Thiết kế Web
  • Mẹo Vặt
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Du Lịch
  • Free Tools
    • Chuyển Số Thành Chữ
    • Sửa Lỗi Font Chữ Tiếng Việt Online
    • Phần Mềm Gõ Tiếng Việt Online
  • Liên hệ
Nổi bật
  • Nước vo gạo và những công dụng tuyệt vời mà bạn chưa biết
  • 21 Serum HA tốt nhất hiện nay cho da khô, da dầu nhờn và trị mụn
  • 15 cách làm trắng răng tại nhà cực kỳ hiệu quả và dễ áp dụng
  • 50+ website tải Sound Effects chất lượng cao miễn phí và có phí
  • Đánh giá 10 phần mềm SEO AI tốt nhất hiện nay
Thứ Bảy, Tháng Tư 1
Huy Hòa
  • Home
  • Lập trình
    • WordPress
    • Joomla
    • Marketing
    • Seo Web
    • Thiết kế Web
  • Mẹo Vặt
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Du Lịch
  • Free Tools
    • Chuyển Số Thành Chữ
    • Sửa Lỗi Font Chữ Tiếng Việt Online
    • Phần Mềm Gõ Tiếng Việt Online
  • Liên hệ
Huy Hòa
Home»Seo - Marketing»Hướng dẫn sử dụng Cloudflare DNS, Cloudflare CDN và bảo mật từ A-Z

Hướng dẫn sử dụng Cloudflare DNS, Cloudflare CDN và bảo mật từ A-Z

Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Cloudflare là gì?
Cloudflare là gì? - HuyHoa.Net

Cloudflare là gì? Cloudflare DNS với Cloudflare CDN khác nhau gì? Bản Free của Cloudflare có chống DDOS được không? Mời bạn đọc bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn về các dịch vụ của Cloudflare và cách sử dụng nhé.

Table of Contents

  • 1 Cloudflare là gì?
  • 2 Cloudflare CDN
    • 2.1 Đăng ký Cloudflare CDN
    • 2.2 Add site to Cloudflare
    • 2.3 Đổi DNS sang Cloudflare
  • 3 Hạn chế tấn công DDOS với Cloudflare
    • 3.1 Bật chế độ “I’m under attack” trên Cloudflare
    • 3.2 Dùng firewall Rule để hạn chế tấn công DDOS

Cloudflare là gì?

Cloudflare là dịch vụ DNS trung gian, có chức năng điều phối lượng truy cập giữa máy chủ hosting và người sử dụng. Cloudflare vừa có chức năng là một máy chủ DNS, vừa có chức năng là một bức tường lửa (firewall).

Mô hình giải thích cho bạn hiểu Cloudflare là gì?
Mô hình giải thích cách hoạt động của Cloudflare và cũng giải đáp cho bạn hiểu Cloudflare là gì?

Thông thường khi truy cập một website nào đó thì hệ thống DNS sẽ phân giải tên miền ra thành IP rồi kết nối tới máy chủ IP đó và lấy dữ liệu rồi trả lại trình duyệt cho người dùng. Khi sử dụng Cloudflare thì khi truy cập một website bất kỳ, hệ thống sẽ kết nối tới Cloudflare để phân giải tên miền ra IP, sau đó Cloudflare sẽ kết nối tới máy chủ IP để lấy dữ liệu rồi truyền ngược lại cho người sử dụng.

Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì truy cập trực tiếp đến máy chủ hosting.

Cloudflare CDN

Để sử dụng được Cloudflare CDN miễn phí thì các bạn phải trỏ tên miền của bạn về name server của Cloudflare, sau đó bật tính năng Cloudflare Proxy cho domain lên. Dưới đây là các bước tiến hành đăng ký cloudflare, add site và bật free CDN trên Cloudflare.

Đăng ký Cloudflare CDN

Truy cập vào website chính thức của Cloudflare tại https://cloudflare.com sau đó nhấn vào nút SIgnup để đăng ký tài khoản.

Đăng ký tài khoản Cloudflare
Đăng ký tài khoản Cloudflare

Điền email của bạn vào mục Email. Tạo mật khẩu cho tài khoản tại Cloudflare ở ô Password. Lưu ý là mật khẩu này phải dài ít nhất 8 ký tự, có cả số và ký tự đặc biệt. Sau đó nhấn Create Account.
Đăng nhập vào hòm thư của bạn để nhận link xác nhận email từ Cloudflare gửi đến.
Nhấn vào đường link trong email đó để xác nhận, nó sẽ dẫn bạn tới một trang để thêm tên miền.

Add site to Cloudflare

Nếu nó ko tự động dẫn tới trang thêm tên miền thì bạn chỉ cần nhấn vào nút Add Site phía bên phải trên cùng của trang.
Trong ô Enter your site, nhập tên miền của bạn vào rồi nhấn Add Site

Add a site to Cloudflare
Add a site to Cloudflare

Sang trang tiếp theo, bạn chọn 1 gói dịch vụ phù hợp, ở đây Huy Hòa sẽ chọn gói miễn phí (Free) vì nó là gói đủ dùng với mình rồi. Nhấn Continue

Select Cloudflare Free Plan
Select Cloudflare Free Plan

Bước tiếp theo thì hệ thống Cloudflare sẽ tự động Scan những bản ghi DNS của tên miền. Nếu là tên miền vừa mới đăng ký và chưa sử dụng thì chắc chắn các bản ghi sẽ không có gì, còn nếu tên miền bạn đang dùng thì sẽ có khá nhiều bản ghi. Rất may là có chức năng Quick Scan DNS records này nên bạn sẽ không phải làm thủ công nữa.

Cloudflare - Quick Scan DNS Records
Cloudflare – Quick Scan DNS Records

Sau khi nó scan xong thì nó sẽ list hết các bản ghi đã có ra như hình bên dưới:

Cloudflare DNS
Cloudflare DNS

Nếu thiếu bản ghi nào thì các bạn chỉ cần nhấn vào nút Add Record để thêm.

Đối với A record:

Cloudflare CDN add A record
Cloudflare DNS add A record.

Với CNAME record:

Cloudflare DNS - Add a CNAME Record
Cloudflare DNS – Add a CNAME Record

Với CNAME record và A Record thì các bạn lưu ý, nếu click chọn Proxied trong cột Proxy Status thì record đó sẽ được bảo vệ và được ẩn IP. Tất cả các tính năng sau này mình hướng dẫn như chống DDOS, lọc ip spam đều chỉ hoạt động khi chế độ Proxied được bật.

Để sử dụng Cloudflare CDN thì các bạn phải bật chế độ Proxied.  Nếu có biểu tượng Cloudflare Proxied ở root domain (record @) và record www thì nghĩa là bạn đã được sử dụng Cloudflare CDN miễn phí rồi đó. Và IP gốc của máy chủ hosting của bạn cũng sẽ được ẩn đi, khi ping hoặc truy cập vào domain của bạn sẽ ra IP của Cloudflare. Còn nếu bạn thấy biểu tượngCloudflare none Proxy thì nghĩa là bạn chưa sử dụng Cloudflare làm proxy, và tất nhiên cũng chưa có CDN Free cho bạn đâu. Khi ping hay truy cập domain của bạn thì nó cũng sẽ gửi request trực tiếp tới máy chủ hosting của bạn.

Với TXT record:

Cloudflare DNS - Add a TXT Record
Cloudflare DNS – Add a TXT Record

Với MX record:

Cloudflare DNS - Add a MX Record
Cloudflare DNS – Add a MX Record

Sau khi đã thêm và kiểm tra kỹ các bản ghi, nếu chuẩn rồi thì bạn nhấn Continue để sang bước tiếp theo. Bạn không cần quá lo lắng về các bản ghi này vì sau này nếu thiếu hoặc sai sót gì thì mình có thể bổ sung hoặc sửa đổi được.

Tuy nhiên nếu web đang chạy liên quan tới website hay hệ thống email thì ta cần phải kiểm tra kỹ để đảm bảo sau khi chuyển nameserver sang Cloudflare thì hệ thống website của ta vẫn chạy bình thường, không bị down. Email không bị gián đoạn liên lạc hay bị lỗi gửi nhận mail.

Đổi DNS sang Cloudflare

Bước tiếp theo là ta phải vào trang web của nhà cung cấp tên miền để đổi DNS sang DNS của Cloudflare thì nó mới hoạt động được. Sau khi hoàn thiện việc thêm tên miền thì Cloudflare sẽ cho bạn 2 bản ghi nameserver như hình bên dưới.

Lưu ý là một số nhà cung cấp có tới 3-4 thậm chí 5 bản ghi Nameserver thì các bạn chỉ cần thay bằng 2 bản ghi số 1,2 của Cloudflare. Xóa bỏ các bản ghi khác đi là được.

Cloudflare DNS - Best Free DNS System
Cloudflare DNS – Best Free DNS System

Như vậy là xong, sau khi hoàn tất việc chuyển nameserver thì bạn sẽ nhận được thông báo từ Cloudflare đến email của bạn là domain đã được active trên Cloudflare. Đồng thời, trên màn hình quản lý Overview ở trên trang dash.cloudflare.com cũng sẽ thấy biểu tượng bật tắt chế độ Development Mode và Under Attack Mode (xem hình bên dưới)

Cloudflare CDN activated
Cloudflare CDN activated – HuyHoa.Net

Hạn chế tấn công DDOS với Cloudflare

Tại sao mình lại nói là hạn chế? mà không phải là ngăn chặn? Các bạn đã biết tấn công DDOS thực chất là kẻ tấn công gửi cực nhiều request (yêu cầu) tới máy chủ của chúng ta làm cho máy chủ không xử lý kịp, mệt nhoài ra rồi lăn đùng ra xỉu. Trước đây DDOS là ác mộng với các website. Hiện nay với công nghệ phần mềm và phần cứng đã hạn chế hoặc chặn đứng các cuộc tấn công DDOS. Tuy nhiên với các website vừa và nhỏ, thậm chí một số website khá lớn của chính phủ còn bị tấn công làm tê liệt. Đó chính là lý do mình viết hướng dẫn giúp các bạn hạn chế các cuộc tấn công DDOS. Cách tốt nhất là không nên gây hiềm khích với bất kỳ ai để mà bị tấn công.

Bật chế độ “I’m under attack” trên Cloudflare

Cloudflare có một chế độ hạn chế tấn công DDOS gọi là I’m Under Attack. Khi bạn bật chế độ này, tất cả các request truy cập vào website của bạn sẽ đều bị kiểm tra xem có phải là người thật không trước khi cho phép truy cập vào website của bạn. Tất nhiên nó sẽ không gây bất tiện hay khó chịu gì cho khách truy cập cả, vì nó chỉ hiện một màn hình thông báo đang kiểm tra xem có phải khách thật không.

Thông báo khi truy cập website có bật chế độ "Under attack mode" ở Cloudflare
Thông báo khi truy cập website có bật chế độ “Under attack mode”

Dùng firewall Rule để hạn chế tấn công DDOS

Chế độ “Under attack mode” chắc chắn không thể để lâu dài được vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới người sử dụng bình thường, ảnh hưởng tới SEO. Vì vậy nên để hạn chế tấn công DDOS thì chúng ta có thể sử dụng tính năng tường lửa của Cloudflare.

Cloudflare Firewall
Cloudflare Firewall

Bước 1: Truy cập vào tab Firewall ở trong dashboard. Tiếp đó vào mục Firewall Rules. Nhấn vào Create a Firewall rule.

Bước 2: Màn hình Create Firewall Rule hiện ra, trong ô Rule name ta đặt tên cho cấu hình này. Ví dụ như Chong DDOS chẳng hạn.

Trong mục When incoming requests match…, ô Field ta chọn điều kiện. List danh sách các điều kiện hiện có là:

AS number: Mã định danh các nhà cung cấp dịch vụ internet. Có thể tìm hiểu thêm mã định danh này tại trang Wiki

Cookie: Là một đoạn text ngắn lưu vào trình duyệt của bạn để định danh người dùng.

Country: Quốc gia của người dùng, thường được xác định thông qua IP address của người dùng.

Hostname:  tên miền định danh gắn liền với địa chỉ IP của người dùng.

IP Address: Địa chỉ IP của người dùng

Referer: Những trang dẫn tới trang web của mình. Ví dụ khi người dùng search google rồi vào web mình thì referer là google.com hoặc google.com.vn

Known bot:  Những con bọ mà Cloudflare đã định danh trước và được cho là good bot, vì dụ như Google bots, Bing bots, Yandex bots…

Còn nhiều mục khác nhưng mình nghĩ để ngăn và hạn chế DDOS thì có lẽ chỉ cần quan tâm các mục bên trên là đủ rồi.

Để chống DDOS thì mình hướng dẫn các bạn một cách cực kỳ đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Về nguyên tắc, khi có truy cập vào website của mình thì người dùng sẽ gửi request tới máy chủ chứa website của mình.

4.2/5 - (9 bình chọn)
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Previous Articleget_the_post_thumbnail_url – Get the post thumbnail URL with example
Next Article Hướng dẫn cài đặt, sử dụng, cấu hình Contact Form 7 đầy đủ nhất
Huy Hoa
  • Website

Related Posts

Đánh giá 10 phần mềm SEO AI tốt nhất hiện nay

Hướng dẫn 2 cách xóa phông nền ảnh Online không cần Photoshop

Cách làm mịn da mặt bằng Photoshop mà vẫn giữ được lỗ chân lông

20 công cụ tách nền ảnh tốt nhất và hoàn toàn miễn phí

Cách hiển thị Category trong WordPress sử dụng get category với get_categories()

Hướng dẫn cài đặt, sử dụng, cấu hình Contact Form 7 đầy đủ nhất

get_the_post_thumbnail_url – Get the post thumbnail URL with example

Hướng dẫn sử dụng wp_insert_user có ví dụ cụ thể

WP_Query: Tất cả những thông tin bạn cần biết

1 phản hồi

  1. Bùi Đức Hiệp

    Được cái sài SSL miễn phí và không cần setup nhiều lần :v

    Reply

Leave A Reply Cancel Reply

Search
SEO - Marketing

get_the_post_thumbnail_url – Get the post thumbnail URL with example

get_the_post_thumbnail_url là hàm dùng để lấy đường dẫn file ảnh đại diện (post thumbnail) của bài viết. Trong Wordpress, hình đại diện của bài viết…

Hàm get_posts() WordPress: Cách sử dụng và ví dụ cụ thể

Cách dùng hàm get_post() trong WordPress để lấy dữ liệu bài viết

Hướng dẫn sử dụng hàm get_terms trong WordPress

Hướng dẫn sử dụng các hàm esc_html_e(), esc_html__(), esc_html() trong WordPress

Hàm get_post_meta() WordPress: Cách sử dụng và ví dụ cụ thể

Hướng dẫn sử dụng hàm get_the_date trong WordPress

Thiết kế Web - Đồ Họa

20 công cụ tách nền ảnh tốt nhất và hoàn toàn miễn phí

Tách nền hình ảnh là một việc cực kỳ khó làm trước khi các công cụ xóa nền ảnh sử dụng AI ra đời. Dù…

33 Hàm Trong WordPress Hay Sử Dụng Nhất

Cách dùng hàm get_post() trong WordPress để lấy dữ liệu bài viết

get_the_post_thumbnail_url – Get the post thumbnail URL with example

Giải mã MD5 được không? Những website dịch ngược mã MD5 online tốt nhất

Hướng dẫn sử dụng hàm get_the_date trong WordPress

Hướng dẫn 2 cách xóa phông nền ảnh Online không cần Photoshop

SEO - Marketing

Cách dùng hàm get_post() trong WordPress để lấy dữ liệu bài viết

Hàm get_post() trong WordPress dùng để lấy dữ liệu của bài viết cụ thể nào đó (theo post_id) như tiêu đề, tác giả, ngày giờ…

7 kiến thức cơ bản nhất về SEO cho người mới bắt đầu

20 thống kê về Tiếp thị ảnh hưởng (influencer marketing) sẽ khiến bạn ngạc nhiên

Mã bưu chính Việt Nam mới nhất, cập nhật đầy đủ 63 tỉnh thành

20 công cụ tách nền ảnh tốt nhất và hoàn toàn miễn phí

Postal Code Yen Bai – Zipcodes, Mã bưu chính tỉnh Yên Bái

Đánh giá 10 phần mềm SEO AI tốt nhất hiện nay

Wordpress - Woocommerce

Hướng dẫn sử dụng hàm get_the_date trong WordPress

get_the_date là hàm trả về thời gian bài viết được publish theo dạng string. Tức là khi dùng hàm get_the_date() để lấy dữ liệu, muốn…

get_the_post_thumbnail_url – Get the post thumbnail URL with example

Giải mã MD5 được không? Những website dịch ngược mã MD5 online tốt nhất

WP_Query: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Đánh giá 10 phần mềm SEO AI tốt nhất hiện nay

33 Hàm Trong WordPress Hay Sử Dụng Nhất

Hướng dẫn sử dụng wp_insert_user có ví dụ cụ thể

Bài viết mới

Nước vo gạo và những công dụng tuyệt vời mà bạn chưa biết

21 Serum HA tốt nhất hiện nay cho da khô, da dầu nhờn và trị mụn

15 cách làm trắng răng tại nhà cực kỳ hiệu quả và dễ áp dụng

50+ website tải Sound Effects chất lượng cao miễn phí và có phí

Đánh giá 10 phần mềm SEO AI tốt nhất hiện nay

Hướng dẫn 2 cách xóa phông nền ảnh Online không cần Photoshop

Cách làm mịn da mặt bằng Photoshop mà vẫn giữ được lỗ chân lông

20 công cụ tách nền ảnh tốt nhất và hoàn toàn miễn phí

Sự khác nhau giữa Collagen và Axit Hyaluronic

Tác dụng cấp ẩm của Axit Hyaluronic cho làn da tươi trẻ, không nếp nhăn

© 2023 All Rights Reserved  by  HuyHoa.Net. DMCA.com Protection Status .
Hosted by Dreamhost. Follow us on  Google News.
  • Giới thiệu
  • Bảo mật
  • Quy định sử dụng
  • Liên hệ

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.