Nhạc sỹ Giao Tiên tên thật là Dương Trung. Ông là một trong những nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng của Việt Nam. Bộ sưu tập những sáng tác của Giao Tiên tới hơn 800 bài. Hầu hết các sáng tác của ông đều mang âm hưởng dân ca. Giao Tiên được mệnh danh là nhạc sĩ Đồng Quê
Table of Contents
Thân thế
- Họ và tên khai sinh: DƯƠNG TRUNG
- Ngày sinh: 16-11-1941
- Quê quán: xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
- Bút danh: Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân (tất cả đều từ 1970) và Dương Tiếng Thu (từ 1994)
- Hiện cư ngụ tại: TDP Sơn Long, P. Ba Ngòi, Cam Ranh, Khánh Hoà
- Thư từ về: Hộp thư 32 Bưu điện Cam Ranh
- Hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà
Quá trình sáng tác
Vào Sài Gòn học tại Trường Trung học Huỳnh Khương Ninh, Trường Trung học Trường Sơn (1960 – 1962)
Bị Cảnh sát Chế độ cũ bắt đi tù vì nghi là thân cộng (1962-1964)
Bị bắt đi quân dịch (1965 – 1975)
Có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh, tự trau dồi kiến thức sáng tác. Học thầy trong tù (1962). Học hàm thụ và dự thính khoa sáng tác tại Đại Học Vạn Hạnh (1972)
Bắt đầu viết nhạc năm 1965. Ca khúc thành công đầu tiên là PHẬN GÁI THUYỀN QUYÊN (1970). Cả trăm ca khúc ra đời từ 1970 – 1975 và đã được phổ biến rộng rải bằng in ấn nhạc tờ rời, băng đĩa bán ra thị trường, phát thanh và truyền hình. Trong đó nhiều ca khúc nổi tiếng : Con Gái Của Mẹ, Say, Quán Gấm Đầu Làng, Mất Nhau Rồi, Nhớ Người Yêu, Hào Hoa, Tình Đẹp Mùa Chôm Chôm, Viễn Khách (thơ Xuân Diệu), Cô Thắm Về Làng, Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, Đường Sang Nhà Em .v.v..
Năm 1975 đi xây dựng Vùng KTM Bù Đăng, tham gia công tác địa phương (ĐB/HĐND xã, Trưởng Ban VHTT xã, Phó Ban Tài chính xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé)
Năm 1985 về sống tại Đà Lạt
Năm 1990 về sống tại Cam Ranh – nhận nơi đây làm quê hương thứ hai
Năm 1994 viết nhạc trở lại
Từ năm 1994 – 1998, có rất nhiều ca khúc được ra đời và nổi tiếng như : ANH ĐI CHÀI TÔM – MỐNG CHUỒN CHUỒN – LÊN CHÙA CẦU DUYÊN – CHUYỆN TÌNH NƠI LÀNG QUÊ – HAI MƯƠI NĂM TÌNH ĐẸP MÙA CHÔM CHÔM – CÔ THẮM GẶP TÌNH NHÂN – CÔ THẮM THEO CHỒNG – CÔ THẮM LÊN SÀI GÒN – LẦN ĐẦU NÓI DỐI – THƯƠNG MỐI TÌNH ĐẦU – AI CÓ QUA CẦU… được các hãng băng, hãng đĩa trong và ngoài nước dàn dựng như Vafaco, Saigon Video, Rạng Đông, Trung tâm Băng nhạc Trẻ, Kim Lợi,…, Thuý Nga, Asia, Vân Sơn,…
Các ca khúc Thơ phổ Nhạc cũng được viết rất nhiều.
Năm 2000 là Hội viên Hội VHNT Khánh Hoà
Năm 2000 – 2005 tham gia công tác địa phương như Chủ tịch Mặt trận Phường, Chủ tịch Hội Khuyến học Phường, Chủ tịch Hội NCT Phường …(phường Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh)
Từ 2006 đến nay, Giao Tiên thôi công tác nhưng vẫn sáng tác đều đặn và chú tâm tổng hợp lưu trữ tác phẩm – in ấn xuất bản.
Các sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Giao Tiên
- Chuyện sui gia (Giao Tiên – Nguyên Thảo)
- Đừng trách em tội nghiệp (Oan lắm mình ơi)
- Hỏi vợ ngoại thành
- Lần đầu nói dối
- Lời tỏ tình đáng yêu
- Vẫn chưa chịu cưới (Diễm Đào – Dương Tiếng Thu)
- Ai có qua cầu
- Mất nhau rồi (thà trắng thà đen)
- Nhớ người yêu
- Đường về quê
- Đừong qua thôn em
- Thư ngoài biên trấn (Lời tình viết vội)
- Say
- chuyện tình nơi làng quê
- Cô thắm về làng
- Cô thắm theo chồng
- Cô thắm về quê
- Cô thắm đi chùa
- Cô thắm vui xuân
- Nổi lòng cô thắm
- Cô thắm lên sài gòn
- Cô thắm gặp lại cố nhân
- Cô thắm gặp tình nhân
- Tình đẹp mùa chôm chôm
- 20 năm tình đẹp mùa chôm chôm
- Tình đẹp mùa chôm chôm 3 (2018)
- Thương mối tình đầu
- Thương lắm đồng quê
- Mưa bụi cao nguyên
- Nếu em là giai nhân
- Câu hát lý theo chồng
- Yêu lầm
- Trên đồi cỏ non
- Mưa bụi hoàng hôn
- Cuối trời đợi mong
- Con gái của mẹ
- Lại nhớ người yêu
- Chuyện tình sơn nữ Slaomy
- Chuyện tình yêu
- Đời chưa trang điểm
- Nhớ nhau trong đời
- Đám cưới nghèo
- Đám cưới người ta
- Anh hãy về đi
- Cho đẹp lòng nhau
- Còn nhớ còn thương
- Thương lắm đồng quê
- Hỏi ông tơ hồng (với Vinh sử)
- Anh đi chày tôm
- Đường sang nhà em
- Bốn mùa thương nhớ
- Ru em vào mộng
- Đính ước
- Điệu ru ca tình yêu
- Tình sử huyền trân
- Quê hương bốn mùa
- Xuân nay xuân xưa
- Quán gấm đầu làng (với Vinh sử)
- Hình bóng người yêu
- Phận gái thuyền quyên (với Nguyên Thảo)
- Trẻ mãi không già
- Ngẩn ngơ sầu
- Yêu lầm
- Trên đồi cỏ non
Các đĩa nhạc và tuyển tập ca khúc đã phát hành
- Băng Cassette Thương Mối Tình Đầu
- Băng Casette và CD Bến Tương Tư
- CD Duyên Thăng Long-Tình Hà Nội
- Tuyển Tập Ca Khúc Quê Hương và Tự Tình Dân tộc (2000)
- Tuyển Tập Ca khúc Chuyện Tình Nơi Làng Quê (2009)
- Tuyển Tập Thơ Nhạc Cánh Chim Lạc Việt (2009)
- Tuyển Tập Ca khúc Vó Ngựa trên Đồi Cỏ Non (2010)
- Tuyển Tập Ca khúc Nhớ Người Yêu (2012)
- Tuyển Tập Ca khúc Cô Thắm Về Làng (2013)
Xem thêm các bài hát và Album của nhạc sĩ Giao Tiên.
Một số thông tin thú vị về nhạc sĩ Giao Tiên
- Hỏi: Tại sao nhạc sĩ Giao Tiên lại chọn bút danh là “Giao Tiên”?
Đáp: Lúc nhỏ, nhạc sĩ Giao Tiên ưa thích đọc truyện “Hoa Tiên”. Trong tác phẩm này có một nhân vật có tên là “Dương Giao Tiên”. Nhạc sĩ cảm thấy tên “Dương Trung” của mình nghe cứng quá nên đã chọn “Giao Tiên” làm bút danh. - Hỏi: Tại sao nhạc sĩ Giao Tiên lại có nhiều bút danh khác nhau?
Đáp: Giao Tiên giải thích: “Hồi đó, mỗi tác giả chỉ được tham gia 2 bài trong một chương trình phát thanh, truyền hình, nên một người bạn nói tôi ký nhiều tên như: “Hoàng Hoa”, “Ngân Trang”, “Kim Khánh”, “Rạng Đông”,… và cả tên thật Dương Trung của tôi nữa, để được nhiều bài hát phổ biến trên đài hơn.” - Hỏi: Nhạc sĩ Giao Tiên lấy hình tượng “Cô Thắm” từ đâu?
Đáp: Giao Tiên nói: “Ai hát “Cô Thắm Về Làng” đều đoán… mò rằng tác giả nằm trong “đám trai làng ta”, từng mê mẩn nét duyên dáng của cô Thắm nào đó. Tôi sáng tác “Cô Thắm Về Làng” bằng đàn guitar vào một đêm cuối năm 1974. Tôi mượn hình tượng “cô Thắm” nhằm ngợi ca sự nết na, thùy mị, đảm đang của người chị thứ chín tên Ngọc Mai (tức bà Dương Thị Ngọc Mai)–người đã tần tảo “một nắng hai sương” lo cho tôi ăn học thành tài.” - Hỏi: Vậy “Bác Năm” trong ca khúc “Cô Thắm Về Làng” là ai?
Đáp: Nhạc sĩ Giao Tiên cho biết “Bác Năm” trong bài “Cô Thắm Về Làng” chính là cha (ông cụ thứ 5) của nhạc sĩ.
Những ca khúc của Giao Tiên có giai điệu ngọt ngào thi vị, ý tứ bình dị, hồn nhiên, lời ca mộc mạc… Tất cả đều mang âm hưởng dân ca, rất gần gũi với mọi tầng lớp. Giao Tiên được người hâm mộ khen tặng là “Nhạc sĩ của Đồng Quê”.
1 bình luận
Thích nhất bài “Ai có qua cầu” của nhạc sĩ Giao Tiên
Ai có qua cầu, dạt dào bãi kiếp bờ vui.
Ai có qua cầu, ngọt ngào cỏ nước về xuôi.
Đừng quên những ngàу mình cùng đi cùng về,
Đừng quên ước nguуện lời thề non hẹn biển
Rằng tình уêu đôi ta là nhịp cầu đã hóa đá, sẽ ko bao giờ xa.
Ai có qua cầu, vạt bầu thân áo đừng trao,
Ai có qua cầu cài dùm khuу nút lệch đôi.
Đừng quên kỉ niệm đã thành thơ thành nhạc,
Đừng quên nỗi niềm mình đã trao dào dạt
Rằng tình уêu đôi ta là nhịp cầu đã luуến ái, sẽ ko bao giờ phai.
Ϲầu ơi xin cho nhắn gởi đôi lời cùng người уêu suốt đời,
Vầng trăng soi lấp lánh giữa dòng sông in chung bóng saу xưa.
Ai đi dưới cơn mưa mà lòng cầu đẫm ướt,
Haу chăng gió đong đưa cho cầu lỗi nhịp,
Mà em lẽ nào ko đếm, lẽ nào ko đếm mỗi nhịp tim anh.
Ai có qua cầu, một mình ngó trước nhìn sau.
Ai có qua cầu, ngẩng đầu ngả nón chờ nhau.
Ϲòn câu đá vàng là còn cả mong chờ,
Còn sông biển rộng là còn thương ngập lòng,
Rằng tình уêu đôi ta là nhịp cầu nối kiếp trước,
Thắm tô duуên ngàn sau.